Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có 2 thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh nhau

14/09/2024
Viet Nam Smart City trêngoogle news

Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ mới đây có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình về xác định địa giới hành chính giữa 2 địa phương này.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 13 thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, Quy hoạch chỉ rõ, Việt Nam có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có 2 thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh nhau - Viet Nam Smart City

Như vậy, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế sẽ là 2 thành phố trực thuộc Trung ương liền kề nhau đầu tiên của Việt Nam.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Nội vụ, ý kiến của các đại biểu, Hội đồng thẩm định thống nhất với đề xuất của Bộ Nội vụ xác định địa giới đơn vị hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng theo hướng: Tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý khu vực Bắc núi Hải Vân, TP Đà Nẵng quản lý hòn Sơn Chà và khu vực Nam núi Hải Vân.

Ngày 16/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, khóa IX Quốc hội đã quyết định thành lập thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1997.

Với sự phát triển không ngừng, Đà Nẵng đã và đang đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Đà Nẵng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, thương mại, quân sự và quốc phòng, là một trung tâm du lịch của cả nước, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đầu mối giao thông quan trọng.

Theo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, mục tiêu đến năm 2030 xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistic, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ…

Kinh tế đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,5-10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt khoảng 8.000-8.500 USD, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%.

Theo Quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, địa phương này sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm nhất trong 8 tỉnh. Sau khi thành lập, TP. Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 quận, 3 thị xã và 4 huyện), 133 đơn vị hành chính cấp xã (78 xã, 48 phường và 7 thị trấn); giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước…

Ngày 10/9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa  Thiên – Huế cho biết tại Hội nghị thẩm định Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương, với 17/17 phiếu đồng ý đã thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập TP Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 9/9, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đề án thành lập TP Huế trực thuộc trung ương.

Hội nghị thống nhất tên gọi “TP Huế” phù hợp với lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và được đại đa số cử tri đồng thuận, đạt tỉ lệ 98,67%.

Bài viết liên quan

KHAN HIẾM NGUỒN CUNG ĐẨY GIÁ BĐS TRUNG TÂM QUẢNG NGÃI LÊN CAO

31/12/2021

Thiết lập giá trị mới theo quy luật thị trường Thị trường BĐS Quảng Ngãi ở khu vực trung tâm thành phố hiện đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong vòng 2-3 năm trở lại đây, thậm chí một số khu vực tăng trưởng mạnh chỉ sau vài tháng ra mắt. Cụ thể, […]

Xem thêm