BỐ TRÍ VỐN 500 TỶ ĐỒNG ĐỂ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CẢNG LIÊN CHIỂU – ĐÀ NẴNG ĐÃ “HÀNH ĐỘNG”

31/12/2021
Viet Nam Smart City trêngoogle news

Sau khi UBND TP gửi văn bản đề nghị Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án xây dựng Cảng Liên Chiểu vào ngày 23-9, TP đã tiếp tục bắt tay vào công cuộc “hành động” để sớm triển khai thực hiện dự án và đưa vào khai thác sử dụng năm 2022. Cụ thể, Đà Nẵng đã đề nghị bố trí 500 tỉ đồng từ nguồn 10% dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10-11-2016 của Quốc hội. Nếu đề nghị thành công thì với nguồn kinh phí “khổng lồ” này , Đà Nẵng hiện thực hóa mục tiêu khởi công dự án trong năm 2019 và triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn 2019 – 2020.

BỐ TRÍ VỐN 500 TỶ ĐỒNG ĐỂ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CẢNG LIÊN CHIỂU – ĐÀ NẴNG ĐÃ “HÀNH ĐỘNG” - Viet Nam Smart City

 

Dự án Cảng nước sâu Liên Chiểu

Theo trao đổi, UBND TP Đà Nẵng cho biết nguồn vốn 500 tỷ đồng sẽ được dùng để triển khai thực hiện các hạng mục công việc bao gồm: Tư vấn đầu tư xây dựng, quản lý dự án, Bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cung cấp, lắp đặt thiết bị, đường giao thông kết nối cảng…

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng chủ trương thực hiện khoảng 35% khối lượng công việc xử lý nền của kè và đê chắn sóng tại Cảng Liên Chiểu.  Với số vốn còn lại, UBND TP  đề nghị Bộ KH&ĐT tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền bố trí vốn cho dự án để triển khai xây dựng và hoàn thiện kịp tiến độ. Thành phố cũng đề nghị Bộ xem xét, thống nhất nguồn vốn ngân sách trung ương chiếm tỉ lệ 87,4% tổng nguồn vốn đầu tư dự án.

Nguồn kinh phí 500 tỷ đồng sẽ được áp dụng vào các đề xuất nêu trên và số vốn còn lại sẽ dung để thực hiện các công việc khác trong giai đoạn sau năm 2020. Cùng với đó, ngân sách địa phương chiếm tỉ lệ 12,6% tổng nguồn vốn đầu tư dự án, sẽ được bố trí để thực hiện trong giai đoạn sau năm 2020.

Nói về dự án Cảng Liên Chiểu, dự án này có quy mô khoảng 220 ha. Theo tiến độ đề ra, giai đoạn 1 của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2022 với tổng mức đầu tư theo phương án của JPC đề xuất là 5.580 tỉ đồng (Nhà nước đầu tư 2.792 tỉ đồng, tư nhân đầu tư 2.788 tỉ đồng). Trong khi đó, phương án do TediPort đề xuất có tổng mức đầu tư là 7.913 tỉ đồng với 3.983 tỷ đồng Nhà nước đầu tư và 3.930 tỷ đồng do tư nhân đầu tư.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sớm đầu tư Cảng Liên Chiểu là rất cần thiết và cấp bách. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng hóa của Cảng Đà Nẵng hiện đạt 16,2%/năm (22,6%/ năm với hàng container) và dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020, khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.

Với những con số và lượng hàng đáng báo động này thì dự kiến Khu bến Cảng Tiên Sa sau năm 2020 sẽ quá tải năng lực. Thêm vào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông kết nối cảng đi qua nội thị Đà Nẵng và tác động tiêu cực đến định hướng phát triển du lịch của TP. Chính vì vậy, việc lãnh đạo TP đưa ra yêu cầu vốn triển khai dự án Cảng Liên Chiểu là một hành động hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế.

Bài viết liên quan

Đà Nẵng giải ngân đầu tư công thứ 2 miền Trung

22/02/2023

Ngày 22-2, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã chủ trì hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023. Mỗi tháng giải ngân gần 500 […]

Xem thêm