TỪ TÒA NHÀ THÔNG MINH ĐẾN THÀNH PHỐ THÔNG MINH

31/12/2021
Viet Nam Smart City trêngoogle news

TỪ TÒA NHÀ THÔNG MINH ĐẾN THÀNH PHỐ THÔNG MINH - Viet Nam Smart City

Các thiết kế kiến trúc hạ tầng của của Việt Nam từ trước đến nay được nhận xét là khá rời rạc và tách biệt hệ thống điện tử khỏi hệ thống cơ khí. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển với việc tiếp nhận và nắm bắt rất nhanh các công nghệ mới. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tìm kiếm các kiến trúc hệ thống mang lại hiệu quả hoạt động và tiết kiệm năng lượng.

Trong bối cảnh đó, một giải pháp tích hợp quản lý xây dựng và quản lý năng lượng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường Việt Nam, đặc biệt  giúp nâng cao các tiêu chuẩn cho các toàn nhà ở Việt Nam lên một tầm cao mới. Vì vậy, Kiến trúc tích hợp là điều mà Việt Nam nên hướng tới trong tương lai.

“Chiến lược xây dựng đô thị thông minh” cũng là chủ đề trọng tâm Schneider Electric và các khách mời đã thảo luận tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế về Phát triển Công nghiệp thông minh (Smart Industry World 2017). Tại đây, Schneider Electric và các khách mời đã thảo luận sâu về giải pháp xây dựng khung kiến trúc hạ tầng thành phố thông minh, mạng lưới Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ phân tích, quản lý tòa nhà thông minh và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các đô thị thông minh.

Theo đó, Smart Building (xây dựng thông minh) phải đáp ứng ít nhất 3 tiêu chí: kết nối hệ thống điện của các tòa nhà vào mạng lưới điện, sử dụng hiệu quả năng lượng (cả trong quá trình vận hành và bảo dưỡng) và bảo vệ môi trường trái đất. Điều cơ bản nhất mà các tòa nhà thông minh phải làm được là mang lại một cuộc sống tiện nghi cho người sử dụng, (ví dụ như khả năng chiếu sáng, an toàn về cháy nổ, làm sạch không khí, an ninh, sạch sẽ…) nhưng với chi phí thấp nhất có thể và hạn chế tác động xấu đến môi trường trong suốt vòng đời sử dụng.

Theo Schneider Electric, trong bối cảnh dân số bùng nổ đồng nghĩa với số lượng những tòa nhà cao tầng ngày càng tăng cao tại Việt Nam, muốn có tòa nhà hay thông minh thì phải làm sao để hệ thống điều khiển tòa nhà có thể bảo đảm sự an toàn, hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả vận hành, không gian sống khỏe mạnh và năng suất làm việc cho con người bên trong tòa nhà.

Kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric là giải pháp thiết thực, tích cực nhất cho việc này khi đóng vai trò trung tâm kết nối các hệ thống điều khiển, hệ thống quản lý năng lượng trong tòa nhà thông minh bằng một phần mềm điều khiển duy nhất EcoStruxure Building Operation.

TỪ TÒA NHÀ THÔNG MINH ĐẾN THÀNH PHỐ THÔNG MINH - Viet Nam Smart CityHệ thống EcoStruxur Building là một kiến trúc mở, được hỗ trợ nền tảng Internet vạn vật (IoT) mang đến những giá trị đáng kể cho hệ sinh thái các tòa nhà. Với phần mềm và phần cứng quản lý tòa nhà, hệ thống EcoStruxure Building cung cấp dữ liệu cho người sử dụng giúp họ có một môi trường sống an toàn hơn, thoải hơn, hiệu quả hơn đến hơn 30%. Bằng cách kết nối mọi thứ từ bộ cảm biến đến với các dịch vụ tiện nghi và các hệ thống an nin… hệ thống EcoStruxure hoạt động dựa trên nền tảng IoT tích hợp thông tin từ các hệ thống chính yếu của tòa nhà như là hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống HVAC, hệ thống chiếu sáng, an toàn cháy nổ, hệ thống an ninh và quản lý nơi làm việc để đưa ra các giải pháp vận hành tòa nhà một cách an toàn nhất.

Bài viết liên quan

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2019 SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

31/12/2021

Trong báo cáo của HoREA, dự kiến Bộ Xây dựng sẽ ban hành bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (mới), theo đó cho phép xây dựng căn hộ chung cư có diện tích dưới 45m2, với tỷ lệ nhất định và ở những khu vực phù hợp. Điều này sẽ tạo điều kiện phát […]

Xem thêm

Một số quy định mới về đất đai được áp dụng từ ngày 20/5

05/04/2023

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách đất đai nhằm thực hiện chủ trương chung của Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn, […]

Xem thêm