Thủ tục pháp lý cho Việt kiều mua bán nhà tại Việt Nam

06/08/2024
Viet Nam Smart City trêngoogle news

Dưới đây là thủ tục giấy tờ cho Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam từ ngày 1/8/2024 Theo Luật Đất Đai sửa đổi 2024.

Trước đây, theo luật hiện hành người Việt định cư ở nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam sẽ không có quyền mua, đứng tên nhà, đất, nếu muốn mua nhà, đất trong nước thường phải nhờ người thân đứng tên hộ. Tuy nhiên theo Luật Đất đai sửa đổi mới bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2024, Việt kiều không có quốc tịch Việt Nam vẫn có quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Thủ tục pháp lý cho Việt kiều mua bán nhà tại Việt Nam - Viet Nam Smart City

1. Điều kiện bắt buộc để Việt kiều được quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1.1. Phải Được Phép Nhập Cảnh Vào Việt Nam

Việt kiều cần phải có giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

1.2. Thủ Tục, Giấy Tờ Chứng Minh Nguồn Gốc Việt Nam

Việt kiều cần cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

2. Thủ Tục Cấp Giấy Xác Nhận Là Việt Kiều

2.1. Thành Phần Hồ Sơ

Giấy tờ nhân thân: Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế,…

Giấy tờ chứng minh từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp không có các giấy tờ trên: Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể nộp bản sao một hoặc nhiều giấy tờ sau:

  1. Giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30/4/1975.
  2. Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911-1956.
  3. Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, xác nhận người đó có gốc Việt.
  4. Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, xác nhận người đó có gốc Việt.
  5. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt.

2.2. Hình Thức Nộp Hồ Sơ

  • Nước ngoài: Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
  • Trong nước: Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp.

3. Kiểm tra giấy tờ nhà đất

Thủ tục pháp lý cho Việt kiều mua bán nhà tại Việt Nam - Viet Nam Smart City

Sau khi tìm được nhà đất ưng ý, anh chị Việt kiều cần kiểm tra chi tiết các giấy tờ quan trọng sau đây:

3.1. Nếu anh/chị Việt kiều mua nhà ở thương mại (nhà ở trong dự án) thì:

Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh bất động sản
  • Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) của cả khu đất thực hiện dự án
  • Hồ sơ chứng từ liên quan việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư
  • Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng
  • Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

3.2. Nếu anh/chị Việt kiều mua nhà ở hình thành trong tương lai:

Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ sau:

  • Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng
  • Hợp đồng bảo lãnh
  • Văn bản cho phép bán
  • Cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán
  • Cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

3.3 Nếu anh/chị Việt kiều mua nhà ở riêng lẻ (nhà phố)

Yêu cầu chủ nhà cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất

Kiểm tra trên giấy tờ nhà đất và thực tế xem có đúng như quy hoạch trên bản vẽ, có làm thủ tục hoàn công hay chưa, nhà đất đã từng sửa chữa, thay đổi kiến trúc hay không, nếu có phải được cập nhật vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Đảm bảo rằng nhà ở hoặc nhà trong dự án không nằm trong quy hoạch của Nhà nước, không thuộc diện tranh chấp, không bị kê biên đảm bảo thi hành án.

4. Ký hợp đồng đặt cọc (nếu có)

Đây là một loại thủ tục không bắt buộc, có giá trị như một loại giao ước giữa bên bán và bên mua.

Thường thì các bên sẽ tự thỏa thuận về nội dung hợp đồng đặt cọc cũng như số tiền đặt cọc(khoảng 5 – 15% giá trị nhà đất), thời gian đặt cọc (khoảng 10 – 30 ngày). Trường hợp bên mua thanh toán một lần thì không cần ký hợp đồng đặt cọc.

5. Ký hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng

Thủ tục pháp lý cho Việt kiều mua bán nhà tại Việt Nam - Viet Nam Smart City

5.1. Hồ sơ cần chuẩn bị

1. Bản chính Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:

  • Căn cước công dân/ hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng: CCCD không quá 15 năm và Hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp).
  • Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam.
  • Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc Giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);
  • Ngoài ra trong trường hợp có uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền phải được công chứng và người được uỷ quyền cũng phải mang bản chính Căn cước công dân/ hộ chiếu.

3. Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế,… (nếu có).

4. Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thông tin mà các bên cung cấp.

5.2. Trình tự thủ tục

Tiếp theo công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng theo yêu cầu của các bên (hoặc theo Hợp đồng mẫu của các bên mang theo).

Các bên tiến hành ký hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng.

6. Nộp hồ sơ sang tên và nộp các loại thuế phí

Bao gồm: Đăng ký thuế và nộp hồ sơ sang tên Giấy chứng nhận.

6. 1. Trình tự thủ tục chung

  • Nộp hồ sơ sang tên Giấy chứng nhận
  • Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, đồng thời viết biên nhận ngày hẹn nhận thông báo thuế
  • Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
  • Cán bộ xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
  • Công dân nộp lệ phí địa chính.

6.2. Địa điểm nộp hồ sơ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường tại địa phương nơi có nhà, đất.

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày

6.3. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực)/hoặc hộ chiếu/giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam, gốc Việt Nam
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);
  • Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
  • Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)

7. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí)

  • Thuế thu nhập cá nhân: 2%
  • Lệ phí trước bạ: 0,5%

Hồ sơ:

  • Bản chính hoặc bản chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 11/KK-TNCN
  • Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản
  • Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB

8. Kết quả giải quyết:

Cơ quan tài nguyên môi trường cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua/ bên nhận chuyển nhượng hoặc cập nhật bổ sung vào trang bổ sung của Giấy chứng nhận tùy theo yêu cầu của người nộp hồ sơ.

Bài viết liên quan

Tại sao không tranh thủ mua bất động sản lúc này?

10/02/2023

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills, thời điểm hiện tại xuất hiện lợi thế với nhà đầu tư nên tranh thủ thời cơ mua bất động sản với bài toán đầu tư dài hạn. Tại tọa đàm “Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới […]

Xem thêm