Thông tin thị trường bất động sản Đà Nẵng

04/06/2022
Viet Nam Smart City trêngoogle news

Đà Nẵng là thị trường bất động sản trọng điểm của khu vực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Thị trường bất động sản Đà Nẵng phát triển từ khá sớm, song hành cùng những biến động của nền kinh tế, góp phần quan trọng định vị và định hướng thị trường khu vực.

Đây là một trong những thị trường hấp lực mạnh dòng vốn đầu tư, trồi sụt với nhiều cơn sốt đất. Trong bài viết này, Batdongsan.com.vn sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về thị trường BĐS Đà Nẵng để người mua ở thực, nhà đầu tư quyết định dễ dàng hơn khi tham gia vào thị trường này.

1. Thông tin chung về Đà Nẵng

Vị trí

Đà Nẵng nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đà Nẵng cách Hà Nội 766km và cách TP.HCM 961 km. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam. Phía Đông giáp biển Đông.

Diện tích, dân số

Đà Nẵng có diện tích 1.285km2, bằng khoảng một nửa diện tích của TP.HCM và 1/3 so với diện tích Hà Nội. Thành phố Đà Nẵng có địa hình, thiên nhiên đa dạng, có biển, bán đảo, vùng vịnh, đồi núi, sông, suối, đồng bằng phân bố trong lòng thành phố. Đặc điểm này khiến Đà Nẵng có lợi thế   đóng góp vào phát triển kinh tế, du lịch.

Thông tin thị trường bất động sản Đà Nẵng - Viet Nam Smart City

Đà Nẵng là thị trường bất động sản trọng điểm của khu vực miền Trung

Dân số của Đà Nẵng theo tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1,2 triệu người nhưng có tới gần 90% là cư dân thành thị. Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước đạt 87,74% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP Hồ Chí Minh là 79,25%, Hà Nội là 55%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 87,7 triệu – mức tương đương với Hà Nội và thuộc tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất cả nước).

Đơn vị hành chính

Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện. Đó là quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu, quận Liên Chiểu, quận Ngũ Hành Sơn, quận Sơn Trà, quận Thanh Khê, huyện Hòa Vang và huyện Hoàng Sa.

Kinh tế

Đà Nẵng là một đô thị có tốc độ phát triển nhanh, tăng trưởng kinh tế hằng năm ở mức 2 con số. Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1997 – 2005 là 10,61%/năm, từ 2006 – 2010 là 11,13%/năm, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2010 – 2015 là 9,71%/năm; giai đoạn 2016 – 2019 tăng 7,5%/năm. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, 2 năm 2020 và 2021 với mức tăng GRDP lần lượt là âm 9,77% và dương 0,18%.

5 lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế Đà Nẵng là du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng – Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics – công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp – Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số – Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

2. Quy hoạch hạ tầng Đà Nẵng

Quy hoạch

Về quy hoạch, thành phố biển Đà Nẵng chia thành 3 khu vực chính: khu vực trung tâm bao gồm các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, là trung tâm hành chính, thương mại và du lịch của thành phố; khu vực phía Bắc – quận Liên Chiểu, trên cơ sở phát triển không gian đô thị, sẽ là vành đai “công nghiệp công nghệ cao và cảng biển – logistics”; và khu vực phía Nam là vành đai “đổi mới sáng tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Không chỉ du lịch, công nghiệp cũng là thế mạnh của Đà Nẵng với các lĩnh vực mũi nhọn là thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su, công nghệ cao ,.. nên cũng có nhiều khu và cụm công nghiệp và phát triể các dự án bất động sản liền kề khu CN.

Giao thông

Đà Nẵng nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thành phố còn là điểm cuối trên hành lang Kinh tế Đông – Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Đường bộ

Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn. Ngoài ra, việc đưa vào sử dụng hai cao tốc tiểu vùng là Đà Nẵng – Quảng Ngãi và La Sơn – Tuý Loan sẽ giúp hệ thống giao thông vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được kết nối và đảm bảo.

Hiện nay, Đà Nẵng đang xúc tiến Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2 (Quốc lộ 14D) từ Đà Nẵng – cửa khẩu Đak-ốc (tỉnh Quảng Nam)-huyện Đăc Chưng (tỉnh Sekong)-thị xã Pakse (tỉnh Champasak, Lào)-Ubon Ratchathan (Thái Lan), điểm cuối Cảng Liên chiểu. Tại đây có thể nối vào hệ thống giao thông của Thái Lan. Sự có mặt của Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2 sẽ thuận lợi về nhiều mặt trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan.

Đường sắt

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Hiện Đà Nẵng có 5 nhà ga, trong đó Ga Đà Nẵng là một trong những ga chính, quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra, trục chính đường sắt Tây Nguyên gồm Đà Nẵng – Kon Tum – Đắk Lắk – Buôn Ma Thuột – Chơn Thành đến TP.HCM đang được nghiên cứu đầu tư.

Hệ thống cảng biển

Đà Nẵng có vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, nằm gần với đường hàng hải quốc tế. Cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất của miền Trung và là một trong những cảng biển lớn hiện đại nhất Việt Nam. Cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 40.000 tấn. giữ vững vị thế là cảng số 1 ở khu vực miền Trung. Cảng Đà Nẵng cũng góp phần phát triển du lịch của thành phố thông qua việc đón 95 lượt tàu du lịch với gần 188.000 hành khách và thuyền viên. Hiện tại, cảng Đà Nẵng mỗi tuần đón khoảng 26 tàu container cập cảng làm hàng. Các hãng container hàng đầu thế giới đều đã có mặt ở Cảng Đà Nẵng như Wanhai, Maersk Lines, Evergreen, MSC, SITC, Yangming…

Thành phố Đà Nẵng cũng đang xúc tiến xây dựng bến cảng Liên Chiểu có tổng vốn đầu tư 34.000 tỷ đồng chia làm 3 giai đoạn và sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2030. Tháng 3 năm 2021, bến cảng Liên Chiểu đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Hệ thống cảng Đà Nẵng là cảng biển loại I, được kỳ vọng từng bước phát triển để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung. Trong tương lai, khi bến cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với Cảng Kỳ Hà, Cảng Dung Quất ở phía nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Đường không

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất). Trục Nội Bài – Đà Nẵng – Tân Sơn Nhất là đường bay nội địa nhộn nhịp nhất Việt Nam. Ngoài ra, đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Siêm Riệp, Bangkok, Đài Bắc, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kông, Macau, Seoul, Busan, Tokyo, Osaka, Nagoya, Doha, Kuala Lumpur, Jakarta, Moskva, New Delhi, Phnompenh, Vientiane…

Tiện ích, dịch vụ

Danh sách trường đại học, cao đẳng tại Đà Nẵng
+ Đại học Đà Nẵng
+ Đại học Bách khoa
+ Đại học Kinh tế
+ Đại học Ngoại ngữ
+ Đại học Sư phạm
+ Đại học Sư phạm Kỹ thuật
+ Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn
+ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh
+ Học viện Chính trị – Hành chính khu vực III
+ Đại học Xây dựng Miền Trung phân hiệu Đà Nẵng
+ Đại học Mở Hà Nội phân hiệu Đà Nẵng
+ Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
+ Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương V
+ Trường Cao đẳng Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng
+ Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm
+ Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
+ Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Nẵng
+ Trường Cao đẳng Nghề số 5

Danh sách bệnh viện lớn tại Đà Nẵng
Bệnh viện Đà Nẵng
Bệnh viện C
Bệnh viện C17
Bệnh viện 199
Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng
Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng
Bệnh viện Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Bệnh viện đa khoa tư nhân Vĩnh Toàn

3. Dự án bất động sản nổi bật tại Đà Nẵng

Thông tin thị trường bất động sản Đà Nẵng - Viet Nam Smart City

Tại Đà Nẵng có khoảng 159 dự án BĐS đã, đang và sắp bàn giao hoặc triển khai. Trong đó, áp đảo là các khu đô thị mới với tỉ lệ 35%, dự án căn hộ chung cư là 23%, khu sinh thái nghỉ dưỡng 12%, khu phức hợp 11%, trung tâm thương mại 1%, nhà ở xã hội 1% và các dự án khác là 17%

Danh sách khu đô thị tại Đà Nẵng

Khu đô thị Homeland Central Park Đà Nẵng
Khu dân cư Marina Complex Đà Nẵng
Khu đô thị Ecocharm Premier Island Đà Nẵng
Khu phức hợp Halla Jade Residence
Khu đô thị mới Thuận Phước
Khu đô thị Phước Lý
Khu đô thị sinh thái tại bán đảo Hòa Xuân
Khu đô thị Nam cầu Nguyễn Tri Phương
Khu đô thị Hòa Quý
Khu đô thị biển Phương Trang
Khu đô thị FPT City Đà Nẵng
Khu đô thị Lakeside Palace
Khu đô thị Nam Hòa Xuân
Khu dân cư Marina Complex Đà Nẵng

Danh sách dự án căn hộ tại Đà Nẵng

Căn hộ The Sang Residence Đà Nẵng
Căn hộ Landmark Tower Đà Nẵng
Căn hộ Charmington Tamashi Đà Nẵng
Căn hộ The Filmore Da Nang
Nhà ở xã hội The Ori Garden Đà Nẵng
Căn hộ Times Square Đà Nẵng
Căn hộ Asiana Luxury Residences Đà Nẵng
Căn hộ The Royal Đà Nẵng
Căn hộ Central Coast Đà Nẵng
Căn hộ Golf View Luxury Apartment Đà Nẵng
Căn hộ The 6nature Đà Nẵng
Căn hộ Fusion Suites Danang

4. Diễn biến thị trường bất động sản Đà Nẵng

Lược sử thị trường

Trước năm 2008-2009, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã bắt đầu có sự quan tâm của giới đầu tư.

Đây là giai đoạn tích lũy về nguồn cung và nhu cầu, manh nha cho sự phát triển nóng ngay sau đó. Thời điểm này, cơ sở hạ tầng thành phố đã bắt đầu được quan tâm, nhiều công trình hạ tầng đã được triển khai như các trục giao thông trung tâm thành phố Nguyễn Văn Linh, 2 tháng 9, Nguyễn Hữu Thọ ..
Đà Nẵng dần xuất hiện những nhà đầu tư lớn như Sun Group, Trung Nam, Phương Trang với những dự án lớn về BĐS tạo ra nguồn cung mới. Cùng với đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển dự án du lịch .. đã tạo ra diện mạo mới, làm thị trường bất động sản Đà Nẵng thay đổi về đô thị hóa, gia tăng dân số cơ học, việc làm.

Những cây cầu đã tạo nên diện mạo mới của Đà Nẵng

Giai đoạn 2009-2012, là giai đoạn bùng nổ lần 1 của Đà Nẵng khi hàng loạt các dự án hạ tầng, đặc biệt là các câu cầu mới liên tục được đầu tư xây dựng nối 2 bờ Đông Tây Sông Hàn, đến mức ĐN được mệnh danh là “ Tp của những cây cầu”. Một số cây cầu tiêu biểu như: Thuận Phước, Cầu Rồng, Trần Thị Lý, Hòa Xuân . Việc xuất hiện những cây cầu mới theo sau Cầu Sông Hàn, không chỉ mở ra tuyến giao thông mới mà còn khơi mào cho thị trường BĐS phía Đông và Đông Nam thành phố
Các dự án tại Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn dần trở thành thị trường bất động sản được quan tâm tìm kiếm bởi những nhà đầu tư lớn trên cả nước vì tiềm năng du lịch hấp dẫn. Giai đoạn này với tầm giá 400 – 600 triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể sở hữu 1 sản phẩm đất nền ở những khu đô thị mới hoặc các khu tái định cư.
Nhưng cũng trong chính giai đoạn này, Đà nẵng cũng đã vướn phải tình trạng bong bóng chung theo thị trường cả nước, trả giá bằng 2-3 năm trầm lắng sau đó.

Giai đoạn 2013-2016: nguồn cung bất động sản ngày càng phong phú, cái đại dự án bất động sản như Hòa Xuân và Nam Hòa Xuân của Sun Group, Golden Hill của Trung Nam liên tục được mở rộng. Các dự án đất nền quy mô vừa và nhỏ cũng liên tục được triển khai như ở kv Tây Bắc, Nam Đà Nẵng … với mức giá hấp dẫn. Dòng tiền trên cả nước, tiền từ Kiều bào đổ dồn về Đà Nẵng, kể cả nhà đầu tư nước ngoài ẩn duới vỏ bọc của người địa phương.

Giai đoạn 2017 – đầu năm 2019 là thời kỳ vàng son của bất động sản Đà Nẵng. Nhiều dự án quy mô lớn mới được đầu tư, tái khởi động lại: Khu vực Liên Chiểu có cụm dự án khu vực Bàu Tràm, Eco Charm, khu đô thị Phương Trang (Liên Chiểu). Quận Ngũ Hành Sơn có: khu đô thị FPT, khu đô thị Nam Hòa Xuân (NHS), khu đô thị Phú Mỹ An. Hải Châu có các khu đô Thuận Phước, các sự án ven cầu Tuyên Sơn. Và các các dự án Bắc Quảng Nam – Nam Đà Nẵng liền kề với nguồn cung rất lớn.

Cùng với dòng tiền đổ về Đà Nẵng, lượng nhà đầu tư F0 tại địa bàn cũng lên cao hơn bao giờ hết, xu thế đầu tư lướt sóng, đặc cọc – lướt cọc, đầu tư bất động sản thứ 2, bất động sản cho con cái, bất động sản thương mại trong tương lai .. trở thành xu thế trong giai đoạn này.

Tại các thị trường như Hòa Xuân, Nam Hòa Xuân, Golden Hill, lực lượng môi giới lên đến 4- 5.000 người, tạo nên sự sôi động đến mức sốt nóng, và thanh khoản liên tục tăng đã giúp mức giá của đất nền lên ngưỡng 2,5 – 3,5 tỷ đồng/sản phẩm, các sản phẩm đẹp, đất biển thì giá bán tăng đến mức khó hình dung, tính bằng nhiều lần trong vòng 2-3 năm.
Nửa cuối 2019 -2021: Thị trường thoái trào lần 2 và trầm lắng trong đại dich. Khi giá cả đã được đẩy lên mức rất cao, đạt đỉnh trong thời gian tháng 4/2019, đã xuất hiện tình trạng chốt lãi, rút vốn trên thị trường. Giá cả bắt đầu lao dốc với mức suy giảm 20-30% trong thời gian này. Ngoài ra, cú sốc về tính pháp lý của Condotel khiến các dự án không triển khai được. Việc thanh tra về tính pháp lý của các dự án đất nền như New Da Nang City, KĐT Phùng Hưng, KĐT ảo Nam Cẩm Lệ .. khiến nguồn cung, giao dịch sụt giảm

Covid đầu năm 2020 và phức tạp sau đó đã ảnh hưởng rất lớn đến BĐS nghỉ dưỡng, BĐS cho thuê…

Cuối 2021 đến nay: BĐS cũng đã bắt đầu phục hồi trở lại. Từ cuối 2021, giao dịch và giá cũng có sự ghi nhận tăng trưởng ở 1 số thời điểm trong năm khi dịch được kiểm soát từng bước. Người dân và doanh nghiệp BĐS đã có sự thích nghi.

Sang 2022, tình hình còn được cải thiện rõ nét hơn. Giao dịch đã tốt hơn khá nhiều mặc dù dòng tiền vẫn chưa được dồi dào như trước. Giao dịch vẫn tập trung chính vào các BĐS đất nền, mức tăng bình quân 10-15% so với 2021.

Báo cáo nghiên cứu thị trường tháng 10/2021 cho biết, Đà Nẵng là thị trường dẫn đầu cả nước về tốc độ phục hồi nhu cầu tìm kiếm và giao dịch nhà đất. So với thời điểm trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4 vào tháng 4/2021, nhu cầu giao dịch bất động sản tại thị trường này đã phục hồi gần 70%.

Thị trường BĐS Đà Nẵng tháng 2/2022 ghi nhận mức độ quan tâm tang trung bình 32% so với tháng 1/2022. Cùng với sự chủ động của Thành phố, tiềm năng vốn có của Đà Nẵng …. 1 khi du lịch, du khách trong nước và quốc tế quay trở lại, dòng vốn đầu tư về các lĩnh vực tài chính, thương mại du lịch, các dự án bđs lớn khỏi động như: The Sang Residence, Đà Nẵng Landmark Tower … sẽ hứa hẹn sẽ mang lại 1 diện mạo mới cho bất động sản Đà Nẵng ngay trong năm nay. Thị trường bất động sản Đà Nẵng hiện sôi nổi 2 khu vực là khu vực trung tâm với Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê và phía Nam Đà Nẵng gồm Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang…

Những thị trường nổi bật

Khu vực trung tâm:

Các quận Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê là khu vực lõi của ĐN. Khu vực này có đặc điểm là giao thông thuận lợi, gần sát với bãi biển đẹp và sôi động về du lich là My Khê, Sơn Trà… Dân cư mật độ đông đúc, thích hợp để kinh doanh khách sạn, dịch vụ. Giá trung bình khu vực này hiện nay, tại tháng 4/2022 đang là 40-50 triệu đồng/m2 đất nền.
Tại khu vực này, thị trường đã hình thành một số khu đô thị, một số dự án đất nền, nhà phố xuất hiện từ 3-5 năm về trước và phần lớn đều đã được bàn giao, đi vào sử dụng như Khu phức hợp Elysia Complex City (Hải Châu), khu đô thị Eco Charm, khu đô thị Phương Trang, Bàu Tràm Lakeside (Liên Chiểu), khu đô thị Thuận Phước (Sơn Trà), Nhà phố thương mại The One Beach Đà Nẵng, Shophouse Special Gold Đà Nẵng, Khu đô thị Ecocharm Premier Island Đà Nẵng (Liên Chiểu), Khu dân cư Marina Complex Đà Nẵng (Sơn Trà)…

Khu đô thị Thuận Phước (Sơn Trà) từ mức giá 20-30 triệu đồng/m2 năm 2018, giá chào bán hiện tại dao động từ 45-55 triệu đồng/m2. Đất nền khu đô thị Phương Trang cũng từ mức giá 20 triệu đồng/m2 năm 2017 chạm mức 40-45 triệu đồng/m2 thời điểm hiện tại…
Các dự án, khu đô thị này đều đang chứng kiến mức tăng giá như Khu phức hợp Elysia Complex City (Hải Châu) vào năm 2017 có mức giá dao động từ 28,5 triệu/m2 đến 50 triệu đồng/m2 cho hai dòng sản phẩm đất nền và đất biệt thự hướng ra sông Hàn thì giá hiện tại trên thị trường thứ cấp ghi nhận mức giá rao bán phổ biến từ 52-75 triệu đồng/m2.

Khu vực Nam Đà Nẵng:

Khu vực phía Nam Đà Nẵng gồm Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang… với những biến đổi mạnh của hạ tầng như tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, dự án khơi thông sông Cổ Cò, các tuyến quốc lộ 14G, 14B, đường Nguyễn Phước Lan, cầu Hoà Xuân và cầu Nguyễn Tri Phương… Khu vực này còn là điểm trung tâm kết nối giữa hệ sinh thái du lịch Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng và Hội An, Quảng Nam.… đã chứng kiến sự bùng nổ của rất nhiều dự án bất động sản. Hàng loạt dự án đã tung hàng tại thị trường này thời gian qua, tiêu biểu phải kể đến như khu đô thị FPT, khu đô thị Nam Hòa Xuân, khu đô thị Phú Mỹ An (Ngũ Hành Sơn)…

Ở mốc thời gian 2014-2015, giá đất nền một số khu đô thị như Khu đô thị Phước Lý, Khu đô thị sinh thái bán đảo Hòa Xuân… dao động phổ biến khoảng 14-18 triệu đồng/m2 thì đến thời điểm hiện tại, ở nhiều khu đô thị trên, giá dao động lên tới 40-45 triệu đồng/m2, vị trí đẹp lên tới 50-60 triệu đồng/m2.

Ở KĐT Nam Hòa Xuân, giai đoạn 1 được mở bán từ trước 2018 với mức giá giao dịch thấp nhất rơi vào khoảng 800tr 1 lô đất diện tích 100m2, đến cuối năm 2020, mức giá ghi nhận khoảng 2ty6 đến 3 ty. Thời điểm quý 1/2021 vừa rồi ghi nhận giao dịch rất mạnh, với mức giá đạt trên 3ty. Ở thời điểm hiện tại, các lô đất được giao dịch 3,3-3,9 tỷ đồng/lô.
Ở khu đô thị FPT, tháng 4/2021, chủ đầu tư mở bán thêm phân khu mới với giỏ hàng 52 lô đất nền diện tích từ 100 – 165 m2 với mức giá giao dịch từ 26,5 đến 35tr/m2, giỏ hàng nhanh chóng được tiêu thụ hết trong vài ngày. ở thời điểm hiện tại, giá giao dịch trên thị trường thứ cấp ở kđt fpt city giao động khoảng 33tr – 38tr đồng/m2, mức tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Bất động sản nghỉ dưỡng

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói tới loại hình bất động sản nghỉ dưỡng / condotel ở Đà Nẵng. Hiện Đà Nẵng có khoảng 19 dự án nghỉ dưỡng, thuộc top nhiều nhất cả nước. Phần lớn các dự án có quy mô từ 1.000-2.000 căn. Cùng với đất nền, đây là phân khúc đã làm mưa làm gió tại thị trường Đà Nẵng thời kì hoàng kim. Giá bán condotel tại Đà Nẵng dao động phổ biến từ 40-70 triệu đồng/m2, cá biệt có những dự án hạng sang, giá lên tới 100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch và hệ lụy từ đổ vỡ cam kết lợi nhuận của Cocobay, giao dịch condotel ở thị trường Đà Nẵng khá chậm chạp.

Condotel tại Đà Nẵng đa dạng về quy mô, phân cấp, trong đó hàng loạt dự án đã đi vào vận hành khai thác và đưa vào hoạt động. Các dự án phát triển mạnh từ bán đảo Sơn Trà, dọc tuyến đường biển Hoàng Sa – Trường Sa – Võ Nguyên Giáp. Các “ông lớn” đổ mạnh tiền vào phân khúc này có thể kể đến như VinGroup, Sungroup, Vinacapital, Savico, Danh Khôi, Thành Đô Hoàng Anh Gia Lai…

Hai năm đại dịch Covid-19 là 2020 và 2021, bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng ở phân khúc condotel đã ghi nhận tình trạng cắt lỗ. Tại Đà Nẵng, trên các đường Lý Thường Kiệt, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Ngô Quyền… nhiều chủ sở hữu của loại hình sản phẩm bất động sản này đang rao bán cắt lỗ phổ biến từ 200 đến 300 triệu đồng/căn.

5. Lời khuyên cho người mua bất động sản tại Đà Nẵng

Tùy theo mục đích mua để ở hay đầu tư, bạn có thể lựa chọn các khu vực phù hợp với nhu cầu. Cụ thể, với BĐS trung tâm Đà Nẵng thuộc các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà Cẩm Lệ , Ngũ Hành Sơn… là nơi đã phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và kĩ thuật. Nơi đây cũng sở hữu những cảnh quan, danh thắng đẹp của Đà Nẵng, thu hút đông đảo khách du lịch. Dù mặt bằng giá đất đã khá cao nhưng với tiềm năng tăng trưởng của Đà Nẵng, bạn có thể đầu tư bất động sản tại đây, lựa chọn các bất động sản vị trí trung tâm, có tính thương mại cao thuộc đường Nguyễn Văn Linh, các tuyến đường bờ đông và tây Sông Hàn, tuyến biển như Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp để có thể kinh doanh cửa hàng, khách sạn, nhà hàng….
Khu Nam Đà Nẵng với Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang… đang được định hướng là nơi phát triển các khu sinh thái kiểu mẫu. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông đồng bộ, chiến lược phát triển không gian đô thị bài bản, đặc biệt là ưu thế vị trí nằm ở ven sông Cổ Cò, gần khu giải trí, vui chơi, nghỉ dưỡng và mặt bằng giá thấp khu Nam Đà Nẵng sẽ là lựa chọn thích hợp để đầu tư sinh lời. Nếu bạn muốn một không gian sống sinh thái, trong lành thì hãy chọn khu Nam để an cư. Đây cũng là địa điểm lý tưởng cho việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ăn theo sông Cổ Cò và cảnh quan thiên nhiên khu vực.

6. Đánh giá chung thị trường

Dù là một thị trường đã phát triển mạnh trong những năm trước đây nhưng bất động sản Đà Nẵng vẫn hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai, đặc biệt ở giai đoạn bình thường mới. Nền kinh tế Đà Nẵng phụ thuộc khá lớn vào thế mạnh du lịch. Hai năm đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch Đà Nẵng tê liệt, kéo theo sự giảm tốc của nền kinh tế thành phố. Do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, 2 năm 2020 và 2021, Đà Nẵng có mức tăng GRDP lần lượt là âm 9,77% và dương 0,18%.

Tuy nhiên, hàng loạt chính sách kích cầu khi du lịch chính thức mở cửa vào 15/3 đang thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế Đà Nẵng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, đặc biệt là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng kể từ thời điểm mở cửa, thị trường đã chứng kiến lượng khách du lịch và công suất phòng tăng mạnh. Thực tế này sẽ kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực liên đới, trong đó có bất động sản. Nhìn chung, bất động sản Đà Nẵng sẽ đón một giai đoạn tăng trưởng mới từ sự khởi sắc này.

Theo batdongsan.com.vn

Bài viết liên quan