Gần 1 triệu tỷ đồng được “bơm” vào thị trường bất động sản

20/10/2023
Viet Nam Smart City trêngoogle news

Tính đến cuối tháng 8/2023, nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý 3/2023. Theo đó, dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 31/8 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng, tăng thêm hơn 26.000 tỷ đồng so với ngày 30/7/2023 và tăng 27% so với con số 777.235 tỷ đồng tại ngày 31/8/2022.

Gần 1 triệu tỷ đồng được "bơm" vào thị trường bất động sản - Viet Nam Smart City

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 266.248 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng là 40.622 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, chế xuất là 56.571 tỷ đồng; dư nợ đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 53.860 tỷ đồng.

Còn dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán cho thuê là 132.165 tỷ đồng; dư nợ đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 310.099 tỷ đồng;…

Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế.

Bat Dong San

Cụ thể, điều hành lãi suất, tín dụng phù hợp để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Trong các tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2,0%/năm. Đến nay, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm (lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới giảm khoảng 2,0% so với cuối năm 2022).

Ngay từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15% (cao hơn tăng trưởng các năm trước) và phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD; đồng thời, chỉ đạo xuyên suốt của NHNN đối với các TCTD là hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14% nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.

Thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có các văn bản chỉ đạo về việc cấp tín dụng với lĩnh vực bất động sản góp phần tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, lũy kế tính đến ngày công bố thông tin 31/8/2023, có 17 đợt phát hành công chúng trị giá 16.476 tỷ đồng (chiếm 12,4% tổng giá trị phát hành) và 101 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 115.882 tỷ đồng (chiếm 87,6% tổng số). Trong đó, nhóm bất động sản với 46.765 tỷ đồng (chiếm 35,3%).

Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục rà soát và thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, vừa tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, nhất là xem xét rất cụ thể để cho vay với các dự án bất động sản đang dở dang, sắp hoàn thành.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Khẩn trương xem xét, điều chỉnh phù hợp theo thẩm quyền hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau.

Tiem Nang Doi Dao Cua Bat Dong San Viet Nam

Bên cạnh đó, rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.

Theo kết quả khảo sát về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách, khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực.

Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, và bắt đầu triển khai các dự án mới đã được tháo gỡ về pháp lý và nguồn vốn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như việc gặp khó khăn về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý đất đai, và vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng áp lực thanh toán nợ trái phiếu đến hạn….

Bài viết liên quan

Đầu tư bất động sản: Chờ đợi có thể đánh mất cơ hội

16/09/2023

Theo chuyên gia, điều quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư là sớm nhìn ra cơ hội và tiềm năng cơ hội. Khi thị trường đã có tín hiệu rõ ràng thì đó là tín hiệu cho số đông. Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn tốt để đầu tư Theo báo cáo của nhiều đơn vị nghiên […]

Xem thêm

Đà Nẵng kiến tạo ‘mặt tiền tỷ đô’ bên sông, hướng biển

21/02/2024

Đột phá mở rộng không gian đô thị về hướng sông, hướng biển cùng với sự đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ đã và đang đưa “thành phố đầu biển, cuối sông” vươn mình trở thành đô thị hiện đại của đất nước. Biển và sông sẽ tiếp tục là động […]

Xem thêm

Miền Trung xây tổ mới để đón “đại bàng mới”

31/03/2023

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045. Qua đó mở ra nhiều cơ hội mới về thu […]

Xem thêm