BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG TÂM CHỊU TÁC ĐỘNG RA SAO TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÔ THỊ VỆ TINH

31/12/2021
Viet Nam Smart City trêngoogle news

Dù thị trường có biến chuyển thất thường ra sao, khu vực nào đang được ưa chuộng hay phân khúc nào đang lên ngôi, bất động sản trung tâm vẫn luôn giữ vị thế độc tôn với giá trị ổn định theo thời gian.

Báo cáo thường niên “Global Living 2019” của tập đoàn bất động sản CBRE vào tháng 11/2019 đã công bố top 10 thành phố có giá nhà đắt nhất thế giới. Trong đó, Hong Kong, Singapore tiếp tục giữ 2 vị trí đầu bảng với mức tài sản dân cư trung bình lần lượt là 1.235 triệu USD (2.091 USD/m2) và 874.372 USD (1.063 USD/m2). Danh sách các thị trường bất động sản đắt đỏ này cũng ghi nhận nhiều trung tâm kinh tế tài chính lớn khác như Thượng Hải, Vancouver, Los Angeles, New York, London…

BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG TÂM CHỊU TÁC ĐỘNG RA SAO TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÔ THỊ VỆ TINH - Viet Nam Smart City

Khảo sát của CBRE cho thấy các trung tâm kinh tế tài chính sôi động
đồng thời là những nơi có giá nhà đất cao nhất thế giới

Theo nhận định của các chuyên gia CBRE, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với vị trí trung tâm chiến lược chính là những yếu tố chi phối giá trị bất động sản tại các thành phố. Sự định vị giá trị bất động sản này mặc nhiên cũng là xu hướng chung trên toàn cầu. Theo đó, dù làn sóng đô thị vệ tinh đang trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới, bất động sản tại các khu vực trung tâm vẫn luôn là đích ngắm mà mọi cư dân và nhà đầu tư đều muốn “chen chân” để có được.

Sự khẳng định giá trị độc tôn

Nói về “vị trí” trong ưu thế của bất động sản trung tâm hẳn là có phần thừa thải. Bởi khu vực này sở hữu nhiều ưu điểm bất biến như một lẽ dĩ nhiên, khiến cho giới thượng lưu không ngừng săn tìm dù nó có giá cao gấp nhiều lần bất động sản tại các khu vực ven đô và liên tục đối mặt với các vấn đề về môi trường hay quá tải dân số.

Trung tâm thành phố là khu vực được đầu tư công mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng, giao thông đến hệ thống các cơ quan hành chính, thương mại, giáo dục, văn hóa… tạo thành một mạng lưới chức năng đa dạng mà mọi tuyến đường trọng điểm đều đổ về đây. Qúa trình đô thị hóa cũng kích thích các làn sóng di dân và giao thương từ nhiều địa phương, đồng thời sản sinh nhiều loại hình dịch vụ, vừa đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của cư dân, vừa định hình sức hút khó cưỡng của cuộc sống thị thành.

BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG TÂM CHỊU TÁC ĐỘNG RA SAO TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÔ THỊ VỆ TINH - Viet Nam Smart City

Cơ sở hạ tầng giao thông là nền móng vững chắc trong sự phát triển của đô thị trung tâm

Đặc biệt, như một quy luật tất yếu, đô thị trung tâm trở thành lựa chọn lý tưởng đối với khách du lịch ở cả trong và ngoài nước, ngay cả khi điểm đến của họ nằm ở vùng ven đô. Họ có nhiều sự lựa chọn về dịch vụ, thuận lợi trong di chuyển, và đặc biệt được trải nghiệm không gian điển hình, nơi biểu lộ rõ ràng nhất sức mạnh kinh tế cũng như cá tính văn hóa của mỗi vùng đất. Mặt khác, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới cũng ưu tiên đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại các đô thị trung tâm sầm uất. Vị trí trung tâm đô thị củng cố giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều tiện ích đẳng cấp mà vùng ven đô khó lòng đáp ứng đủ.

Những dẫn chứng trên đây có thể giúp đưa đến một kết luận quan trọng rằng, giá trị của bất động sản được neo vào “vị trí”, và vì vậy, bất động sản tại đô thị trung tâm hẳn phải chiếm được thế độc tôn. Như một tiến trình phát triển theo hiệu ứng domino, bất động sản có vị trí đắc địa tức là có giá trị, thậm chí gia tăng và bền vững theo thời gian.

Thước đo nào cho giá cả bất động sản trung tâm?

Thực tế cho thấy, giá cả bất động sản tại các vùng trung tâm khác nhau, hay trên các tuyến đường khác nhau của một đô thị trung tâm hoàn toàn không đồng nhất. Đơn cử, tại thành phố Đà Nẵng, đều là các quận nội thành nhưng giá đất tại quận Hải Châu – nơi tọa lạc của trung tâm hành chính thành phố, sân bay quốc tế Đà Nẵng, các trung tâm thương mại và văn phòng quốc tế – thường cao hơn giá đất tại quận Thanh Khê. Hay xét riêng tại quận Hải Châu, những tuyến đường sầm uất hướng về trung tâm như con đường kinh doanh 2/9, phố đi bộ Bạch Đằng, phố thương mại Nguyễn Văn Linh… đắt đỏ hơn hẳn các con đường Hoàng Diệu, Yên Bái, Trưng Nữ Vương… dù chúng đều nằm trong cùng một khu vực.

BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG TÂM CHỊU TÁC ĐỘNG RA SAO TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÔ THỊ VỆ TINH - Viet Nam Smart City

Đường Bạch Đằng chạy dọc theo sông Hàn
– một trong những tuyến đường đẹp và đắt giá nhất thành phố Đà Nẵng

Giá cả bất động sản thực chất được xác định phụ thuộc vào tiềm năng thương mại ở mỗi thời điểm. Bởi thị trường luôn không ngừng chuyển động, không phải tại thời điểm nào giá cả bất động sản trung tâm cũng gia tăng. Tuy nhiên, trong tầm nhìn dài hạn, bất động sản trung tâm ít có tình trạng tăng giá đột biến như các vùng ven, đồng thời tránh được xu thế trượt giá của đồng tiền và có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Phân khúc thị trường này không chỉ là đích ngắm của những người thành đạt với mong muốn khẳng định vị thế, mà còn tỏ rõ khoảng cách giữa ngoại ô và vùng lõi trung tâm lớn đến mức nào.

Khôn ngoan sở hữu bất động sản trung tâm

CardGrant Cardone, doanh nhân và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất Thời báo New York trả lời kênh CNBC trong một bài phỏng vấn về đầu tư bất động sản rằng: “Việc đặt tiền của bạn vào tài sản thực luôn là một ý tưởng tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả bất động sản đều là một ý tưởng tốt. Tôi chỉ mua một số loại bất động sản nhất định, thường là những bất động sản đặt ở khu đông dân cư hoặc các địa điểm cao cấp, nơi cung cấp dòng tiền ổn định, có tiềm năng lớn trong tương lai”. Tại thị trường Việt Nam, đâu là “ý tưởng tốt” cho một cuộc đầu tư bất động sản “có tiềm năng lớn trong tương lai”?

Nếu như bất động sản trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng trở nên khan hiếm, và nhà đầu tư vẫn tiếp tục lạc quan vào thị trường này trước sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự đổ bộ của giới nhà giàu nước ngoài, giá đất đã có thể chạm mốc 750 triệu đồng/m2 (đường Nguyễn Huệ), 420 triệu đồng/m2 (đường Nguyễn Đình Chiểu), 140 triệu đồng/m(đường Nguyễn Thị Minh Khai)…

Cùng đợt khảo sát trên các kênh batdongsan.com, homedy.com, tương tự TPHCM, giá đất trung tâm thủ đô Hà Nội cũng được treo ở ngưỡng rất cao. Thậm chí, giá tại nhiều tuyến đường còn được ví von đắt như Tokyo, Paris. Cụ thể, đất nền trên phố Triệu Việt Vương được rao bán với giá 700 triệu đồng/m2, phố Phan Đình Phùng 600 triệu đồng/m2, Đường Láng 260 triệu đồng/m2, hoặc chí ít là 85 triệu đồng/m2 trên vài con hẻm của quận Ba Đình.

Trong khi đó, bất động sản trung tâm tại thành phố biển Đà Nẵng với tốc độ tăng trưởng vượt trội trong nhiều năm qua lại chỉ mới dao động trong khoảng 300 triệu đồng/m2 cho một lô đất trên trục đường 2/9, 150 triệu đồng/m2 (đường Nguyễn Văn Linh), 130 triệu đồng/m2 (Bạch Đằng – Như Nguyệt), hay Thăng Long với chỉ 60 triệu đồng/m2… Đi qua giai đoạn khó khăn của thị trường năm 2019, bất động sản thành phố Đà Nẵng đang từng bước phục hồi và được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại kể từ năm 2020.

BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG TÂM CHỊU TÁC ĐỘNG RA SAO TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÔ THỊ VỆ TINH - Viet Nam Smart City

Đà Nẵng cũng vừa vượt qua nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới
để dẫn đầu danh sách các điểm đến toàn cầu năm 2020 theo công bố của Google

Sở hữu bất động sản tại các khu vực trung tâm rõ ràng không hề đơn giản như việc mua đất ở các vùng ven. Tuy nhiên, cuộc đi săn đầy căm go này vẫn rất thú vị trong con mắt của giới siêu giàu. Bởi vì suy cho cùng, bất động sản trung tâm không chỉ là một món đầu tư bền vững giúp sinh lời ổn định mà còn là minh chứng cho năng lực tài chính và đẳng cấp xã hội của các chủ nhân. Tuy nhiên, đứng trước thực tế về nguồn cung bất động sản trung tâm ngày càng khan hiếm, đắt đỏ, cùng với các vấn đề thời sự về dân số, môi trường, nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ lưỡng, toàn vẹn đôi đường cho một suất đầu tư khôn ngoan.

Bài viết liên quan